Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 11: Sun Woo bị gài thành sát nhân nhưng Tae Oh mới là kẻ bị "bế lên đồn"?

Chấm dứt nỗi lo sợ của khán giả sau khi xem tập 10, preview tập 11 Thế Giới Hôn Nhân tiếp tục có sự xuất hiện In Gyu (Lee Hak Joo) và Hyun Seo ( Shim Eun Woo ). Hóa ra người chết ở ga tàu không phải Hyun Seo và dù cô có xuất hiện với bộ dạng thảm hại thì khán giả vẫn phải nâng ly chúc mừng vì trợ thủ duy nhất của Sun Woo ( Kim Hee Ae ) vẫn còn đây.

Preview tập 11 Thế Giới Hôn Nhân

Hyun Seo vẫn còn sống

Chỉ là chiếc khăn của cô vô tình rơi đúng chỗ xảy ra án mạng

Sun Woo tuyệt vọng vì nghĩ Hyun Seo đã chết

Chẳng lâu sau, tin tức về người chết ở ga tàu đã lan rộng, đến cả tai Da Kyung ( Han So Hee ). Có người còn cho rằng người chết có liên quan tới bác sĩ Ji - đồng nghiệp của Sun biên dịch Woo. Chẳng biết việc điều ra ra sao nhưng thông tin này dường như lại gây bất lợi cho Sun Woo, thậm chí chính bản thân Sun Woo cũng nghi ngờ mình có thể sẽ bị đổ oan là kẻ sát nhân. Đã vậy dữ liệu trong camera giám sát của nhà ga lại bị xóa sạch.

Chính Sun Woo cũng phải tự vấn rằng không lẽ có người muốn đổ tội cho mình

Cũng trong đoạn preview này, chỉ tịch Yeo (Lee Kyung Young) và Tae Oh ( Park Hae Joon ) đã bàn nhau giữ kín một bí mật với Da Kyung. Tuy nhiên dường như Da Kyung đã sớm phát hiện ra bí mật đó, phải chăng nó có liên quan tới nạn nhân ở ga tàu Gusan?

Bí mật gì khiến Da Kyung hốt hoảng đến vậy?

Đoạn preview kết thúc bằng việc một người đàn ông tìm đến và yêu cầu Tae Oh đi theo mình. Với biểu cảm của Tae Oh cùng cách nói chuyện của người đàn ông giấu mặt thì rất có thể đây là cảnh sát và phải chăng Tae Oh thực sự liên quan đến án mạng kinh hoàng kia?

Tae Oh bị giải lên đồn?

Có quá nhiều câu hỏi đặt ra ở preview tập 11, muốn biết câu trả lời đành đợi những tập tiếp theo của Thế Giới Hôn Nhân (The World of the Married) phát sóng vào mỗi thứ 6, 7 hàng tuần vào lúc 21h theo giờ Việt Nam.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu

Dù bản thân virus corona không phân biệt người nào có thể bị nhiễm, người nào không, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn không thể làm xê dịch cán cân giàu – nghèo. Trong cùng thời điểm 22 triệu người Mỹ mất đi công ăn việc làm, khối tài sản của tầng lớp tỷ phú Mỹ vẫn tăng đều đặn 10% - hoặc tăng thêm 282 tỷ USD so với con số  ước tính vào đầu tháng 3. Tổng số tài sản ròng của các "đại gia" này hiện đã lên đến con số 3,229 nghìn tỷ USD.

Cú sẩy chân của thị trường chứng khoán vào đầu đại dịch có thể gây chút hoang mang cho túi tiền của các tỷ phú – ví dụ, tài sản ròng của ông trùm Amazon, Jeff Bezos, đã tụt xuống mức 105 tỷ USD vào ngày 12/3. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy: đến ngày 15/4, tài sản ròng của ông đã tăng thêm 25 tỷ USD. Eric Yuan, nhà sáng lập và CEO của Zoom, là một trong số ít các nhà phát tiển chứng kiến khối tài sản ròng tăng đều đặn kể cả khi thị trường gặp rắc rối, và hiện nay, tài sản ròng của ông đã lên mức 2,58 tỷ USD.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 1.

Những " kẻ hưởng lợi từ đại dịch " – theo cách gọi của một báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách Mỹ  - chỉ là một mảnh nhỏ của bài toán bất bình đẳng giàu có tại Mỹ. Kể từ năm 1980, các khoản thuế được chi trả bởi các tỷ phú, vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của khối tài sản mỗi người sở hữu – đã giảm đến 79%.

" Chúng ta đang nói về những vị tỷ phú từ thiện chia sẻ 0,0001% tài sản của họ với cộng đồng trong khủng hoảng, nhưng trên thực tế, họ đã lợi dụng luật thuế để giảm thuế cho chính mình trong hàng thập kỷ - số tiền đó lẽ ra đã có thể được dùng vào xây dựng nên hệ thống y tế công tốt hơn " – Chuck Collins, giám đốc Chương trình Bất bình đẳng và Lợi ích chung tại Viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ nói. Ông còn là đồng tác giả của bản báo cáo mang tiêu đề "Billionaire Bonanza 2020: Wealth Windfalls, Tumbling Taxes, and Pandemic Profiteers".

Viện nghiên cứu chính sách này từng đưa ra bản báo cáo Billionaire Bonanza đầu tiên vào năm 2015; kể từ đó, báo cáo đã tiếp tục đánh giá tình hình bất bình đẳng giàu nghèo tại Mỹ, mỗi năm lại tập trung vào những yếu tố cụ thể khác nhau (ví dụ, bản báo cáo năm 2018 nói về những đế chế giàu có). Bản báo cáo năm nay nói về các tỷ phú hưởng lợi từ đại dịch virus corona. Để đưa ra các số liệu và kết luận, Collins và các đồng tác giả khác đã nghiên cứu danh sách tỷ phú thế giới thường niên của Forbes, cũng như các danh sách theo dõi hàng ngày từ cả Forbes và Bloomberg.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 2.

Forbes phải chọn ra thời điểm để lấy số liệu tài sản ròng cho danh sách của họ, và họ đã chọn ngày 18/3; danh sách được hoàn thành vào ngày 7/4. " Chúng tôi ngay lập tức nghiên cứu nó và nhận ra rằng, mới chỉ 3 tuần sau thôi, câu chuyện đã thay đổi nhanh chóng " – Collins nói. " Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các tỷ phú; tài sản của họ giảm so với năm ngoái nếu xét trên toàn cầu, và nếu xét ở Mỹ, chỉ trong 3 tuần, họ đã vượt qua được số tài sản tích lũy năm ngoái và hiện đang hướng đến những cột mốc mới ".

Ví dụ về sự bất bình đẳng trong thời buổi đại dịch này còn một lần nữa nhấn mạnh một số quan điểm mà viện nghiên cứu từ lâu đã đưa ra về hố sâu bất bình đẳng và chúng đã ăn sâu vào xã hội ra sao. " Bất bình đẳng là tình trạng đã tồn tại sẵn của nước Mỹ " – Collins nói. " Khi đại dịch xảy ra, xã hội đã rất phân cực rồi, và không may là chúng ta không hề muốn sau khi đại dịch kết thúc, tình hình càng phân cực hơn nữa ".

Một phát hiện quan trọng của báo cáo là sau khủng hoảng kinh tế 2008, chưa đầy 30 tháng sau, tài sản của giới tỷ phú đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tài sản của họ nhanh chóng vượt qua mức trước 2008. Nhưng đến năm 2019, tầng lớp trung lưu ở Mỹ thậm chí vẫn chưa thể hồi phục đến mức tài sản ròng của họ vào năm 2007. " Mọi người đối phó với đại dịch với tình trạng kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ sau cuộc đại khủng hoảng " – ông nói.

Để giải quyết vấn đề, các tác giả kêu gọi thiết lập một Ủy ban Giám sát Trục lợi Đại dịch, một Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động che giấu tài sản, và một khoản Phụ thuế Thu nhập Triệu phú khẩn cấp 10%, cùng nhiều hành động khác.

Collins đặc biệt thích ý tưởng về một kế hoạch Kích thích Từ thiện, một kế hoạch có thể giúp chuyển khoảng 1,2 nghìn tỷ USD vốn đang không được sử dụng trong các tổ chức tư nhân, và khoảng 120 triệu USD khác trong các quỹ tư vấn, đến tay những người đang thực sự cần. Các tổ chức tư nhân hiện được đề nghị phải trả chỉ 5% thuế mỗi năm, và số tiền đó có thể bao gồm cả chi phí hoạt động; trong khi đó các quỹ tư vấn thì không cần, do đó không có gì khích lệ họ chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện đang cần cả.

" Các nhà tài trợ giàu có đã tận dụng các điều khoản giảm thuế, và nay thì tiền cứ nằm yên ở đó… Nếu họ đang dành tiền cho một ngày mưa, thì họ nên nhìn ra ngoài cửa sổ. Trời đang mưa rất nặng hạt " – ông nói. " Đã đến lúc hoàn thành phần thứ hai của lời hứa. Họ đã được giảm thuế; bây giờ hay chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện cộng đồng đang hoạt động để giải quyết các vấn đề cấp bách, những tổ chức đang lo ngại sẽ phải đóng cửa vì thiếu kinh phí …"

Một số tỷ phú đã hiến tặng những khoản tiền lớn trong quãng thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Collins nói chúng ta không thể cho phép những hành động từ thiện đó khiến người ta quên đi sự bất bình đẳng. " Từ thiện thực sự không phải là một sự thay thế cho một hệ thống thuế công bằng, và một mạng lưới an toàn công cộng được tài trợ đầy đủ " – ông nói.

Đối với hàng triệu người Mỹ đang chật vật kiếm tiền trả các khoản nợ, mua sắm thức ăn, và cố gắng sống sót qua đại dịch, Collins nói rằng đại dịch đã cho thấy sự thật đau lòng về một xã hội bất bình đẳng. Nhưng ông cũng thấy rằng quãng thời gian này như một sự thức tỉnh. " Điều tốt là hầu hết mọi người đều hiểu. phiên dịch Họ thực sự hỗ trợ các chính sách công có thể đưa chúng ta theo một hướng đi mới ", như thuế đối với người giàu, hay thuế thừa kế lũy tiến, hoặc thậm chí là mức lượng tôi thiểu 15 USD đối với các nhân viên tạp hóa và những người lao động khác. " Các chính trị gia của chúng ta có thể nắm bắt được công chúng khi tìm cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng này ".

Tham khảo: FastCompany

Thất nghiệp vì Covid-19, huấn luyện viên thể hình chuyển nghề mới không ngờ ăn nên làm ra nhờ "vốn tự có"

Trước sự ảnh hưởng mạnh mẽ của dịch Covid-19, nhiều người lao động ở khắp mọi nơi trên thế giới rơi vào tình trạng thất nghiệp. Ở Thái Lan cũng rơi vào tình trạng tương tự khi chính phủ thực hiện lệnh phong tỏa để chống lại sự bùng phát của dịch bệnh.

Nhiều phòng tập thể hình trên khắp Thái Lan đã buộc phải đóng cửa tạm thời khiến nhiều người rơi vào tình trạng không có việc làm. Một chủ doanh nghiệp buôn bán sầu riêng đã nảy ra ý tưởng mới đó là thuê thêm các huấn luyện viên thể hình để bán và giao sầu riêng cho mình.

Thất nghiệp vì Covid-19, huấn luyện viên thể hình chuyển nghề mới không ngờ ăn nên làm ra nhờ vốn tự có - Ảnh 1.

Hình ảnh các huấn luyện viên bán sầu riêng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Nhờ ý tưởng độc đáo này mà ông chủ sầu riêng ngày một ăn nên làm ra đồng thời cũng giúp các huấn luyện viên thể hình tránh được tình trạng thất nghiệp. Hình ảnh những người đàn ông cao to lực lưỡng với cơ bắp săn chắc đứng bán sầu riêng đã nhanh chóng được chia sẻ trên mạng xã hội.

Người dùng mạng đã bày tỏ sự thích thú khi nhìn thấy một dàn "nam thần" đứng bán sầu riêng giữa dịch Covid-19. Một người dùng mạng bình luận hài hước rằng, cô muốn được ăn sầu riêng mỗi ngày. Một người khác ý kiến: " Ông chủ này quả có con mắt kinh doanh, vừa giúp khách hàng được ngon miệng vừa được thỏa mãn con mắt ".

Trong khi đó, một người dùng mạng khác dịch thuật bình luận rằng: " Dù tôi không thích ăn sầu riêng nhưng vẫn nguyện đến đây để mua nó ". Có thể thấy rằng, trong sự khó khăn giữa dịch bệnh, con người vẫn nghĩ ra mọi cách để đối phó với tình hình và đem lại hiệu quả bất ngờ.

Nguồn: WOB

Câu hỏi "hack não" các nhà leo núi Đường lên đỉnh Olympia nhưng bất ngờ hơn cả là cách lý giải của MC

Cuộc thi tháng đầu tiên trong Quý III của Đường lên đỉnh Olympia thực sự mang đến cho khán giả truyền hình những màn tranh tài kịch tính giữa bốn nhà leo núi: Phùng Thu Giang (THPT Ngô Quyền - Ba Vì, Hà Nội), Ngô Phương Nam (THPT chuyên Lê Thánh Tông - Hội An, Quảng Nam), Vũ Mạnh Tùng (THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình), Nguyễn Việt Anh (THPT Lương Tài, Bắc Ninh).

Đặc biệt, phần thi Về đích đã minh chứng cho sự nỗ lực của các thí sinh, nhất là Mạnh Tùng và Phương Nam. Tuy nhiên, Mạnh Tùng lại để Phương Nam vươn lên dẫn trước trong câu hỏi quyết định cuối cùng, một câu hỏi tưởng không dễ mà dễ không tưởng. Câu hỏi chương trình dành cho Mạnh Tùng trong phần thi Về đích như sau:

"1 gia đình có 5 người: bà, bố, mẹ, hai bạn X, Y. Gia đình được tặng 2 vé xem phim. 5 ý kiến của 5 người như sau: "Bà và mẹ đi" (A), "Bố và mẹ đi" (B), "Bố và bà đi" (C), "Bà và X đi" (D), " Bố và Y đi" (E). Sau cùng mọi người theo ý kiến của bà và như vậy ý kiến của mọi người khác đều có một phần đúng. Hỏi bà đã nói ý nào?"

Câu hỏi dễ không tưởng hack não các nhà leo núi Đường lên đỉnh Olympia nhưng bất ngờ hơn cả là cách lý giải của MC - Ảnh 1.

Vũ Mạnh Tùng (THPT chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình) trong phần thi Về đích cuộc thi tháng đầu tiên Quý III của Đường lên đỉnh Olympia

Đáp án: Bà đã nói ý (C): "Bố và bà đi"

Bằng phương pháp phân tích, loại trừ từng ý, b ạn Phương Nam đã nhấn chuông dành quyền trả lời và đưa ra đáp án đúng cho câu hỏi này. Trong khi đó MC Ngọc Huy lại có cách lý giải dễ hiểu hơn các thí sinh rất nhiều, khiến cả trường quay được phen cười nghiêng ngả. MC Ngọc Huy cho rằng: "Đây là một câu hỏi với rất nhiều mệnh đề tuy nhiên tôi chỉ suy nghĩ đơn giản: Bà nói thì chắc chắn là bà muốn đi, ngoài ra bà cũng cần một người đèo bà cùng đi nữa. Như vậy đáp án C là hoàn toàn chính xác."

Câu hỏi dễ không tưởng hack não các nhà leo núi Đường lên đỉnh Olympia nhưng bất ngờ hơn cả là cách lý giải của MC - Ảnh 2.

MC Ngọc Huy cũng đưa ra những lý giải về đáp án của câu hỏi tưởng chừng hóc búa này

Mạnh Tùng với 175 điểm đã lựa chọn câu hỏi có giá trị 10, 10, 20 điểm. Cậu bạn trả lời chính xác hai câu 10 điểm, trong đó có chọn ngôi sao hy vọng để tạm vươn lên dẫn đầu với 205 điểm. Tuy nhiên, cậu đã để Phương Nam ghi được điểm trong câu hỏi cuối cùng, đồng thời chiếm lại vị trí dẫn đầu. Mạnh Tùng về vị trí với 185 điểm. Và k ết quả, trận thi tháng đầu tiên Quý III Đường lên đỉnh Olympia đã gọi tên người thắng cuộc đầy thuyết phục Ngô Phương Nam (THPT chuyên Lê Thánh Tông - Hội An, Quảng Nam) với 220 điểm. Xếp thứ hai, Vũ Mạnh Tùng (THPT biên dịch chuyên Lương Văn Tụy, Ninh Bình) 185 điểm. Quả thực cuộc thi tháng lần này đã diễn ra nhiều tình huống bất ngờ và kịch tính đua tranh giành vị trí dẫn đầu.

Câu hỏi dễ không tưởng hack não các nhà leo núi Đường lên đỉnh Olympia nhưng bất ngờ hơn cả là cách lý giải của MC - Ảnh 3.

Phương Nam ghi được điểm trong câu hỏi cuối cùng, đồng thời chiếm lại vị trí dẫn đầu, trở thành người chiến thắng chung cuộc.

Thủ tướng ban hành Chỉ thị số 19, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới

Chỉ thị nêu rõ:

Dịch bệnh COVID-19 đã lan rộng trên toàn thế giới, làm hàng triệu người mắc, hàng trăm ngàn người tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Sau 3 tuần thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cả nước đã phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch, tiếp tục kiểm soát, hạn chế tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, điều trị khỏi đa số người mắc và chưa có trường hợp tử vong. Tuy nhiên, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát vẫn ở mức cao, ảnh hưởng xấu đến kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân.

Nhằm thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời khởi động lại và tiếp tục phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, phương châm:

a) Thống nhất nhận thức và hành động, quán triệt sâu sắc quan điểm “chống dịch như chống giặc”, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, đề cao kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của người đứng đầu, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời thực hiện mục tiêu tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm với sự quản lý cụ thể của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các điều kiện cụ thể;

b) Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch;

c) Kiên định thực hiện các nguyên tắc phòng, chống dịch: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch đồng thời với việc làm tốt công tác điều trị, hạn chế thấp nhất người tử vong; phương châm “4 tại chỗ”, tuyệt đối không lơ là, chủ quan;

d) Được nới lỏng các biện pháp hạn chế để phục vụ phòng, chống dịch đã thực hiện phù hợp với diễn biến dịch bệnh; khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội trên cơ sở bảo đảm kiểm soát tốt dịch bệnh, nhất là tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn.

2. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp:

a) Người dân thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; đeo khẩu trang khi ra ngoài; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện;

b) Tiếp tục dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.

c) Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường…) và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác theo quyết định hoặc chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

d) Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ (bán buôn, bán lẻ, xổ số kiến thiết, khách sạn, cơ sở lưu trí, nhà hàng, quán ăn…) trừ các cơ sở nêu tại điểm c mục 2 trên đây, khu tập luyện thể thao, khu di tích, danh lam thắng cảnh được hoạt động trở lại nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

đ) Hoạt động vận chuyển hành khách công cộng liên tỉnh, nội tỉnh được hoạt động trở lại, nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải như: hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, xà phòng, dung dịch sát khuẩn để rửa tay cho hành khách.

Riêng đối với vận chuyển hành khách bằng đường hàng không, áp dụng các biện pháp phù hợp đặc thù ngành hàng không, bảo đảm an toàn cho hành khách, ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh.

e) Giảm, giãn số học sinh trong phòng học, bố trí lệch giờ học, ăn trưa, sinh hoạt tập thể bảo đảm không tập trung đông người; thực hiện khử trùng, vệ sinh lớp học; kết hợp học trực tuyến, thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho học sinh.

g) Nhà máy, cơ sở sản xuất tiếp tục hoạt động và phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động.

h) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm xây dựng phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Đối với các sự kiện phục vụ mục đích chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm như: đeo khẩu trang, sát trùng tay, ngồi giãn cách; thực hiện giám sát về y tế; không tổ chức liên hoan, tiệc mừng.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo đề xuất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

4. Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ngoài chỉ đạo thực hiện các biện pháp quy định tại mục 2 nêu trên, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ, bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, địa bàn có nguy cơ cao tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nguy cơ:

- Khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 20 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

c) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có mức nguy cơ thấp:

- Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

- Không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 01m khi tiếp xúc.

d) Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan xác định phạm vi khu vực nguy cơ cao trên địa bàn và chỉ đạo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

5. Bộ Y tế tập trung chỉ đạo:

a) Kịp thời phát hiện, cách ly, khoanh vùng, xử lý triệt để các ổ dịch; ứng dụng công nghệ thông tin để tìm kiếm, xác định các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm.

b) Tổ chức phân luồng, phân tuyến điều trị hợp lý ngay từ khâu tiếp đón bệnh nhân, phòng ngừa lây nhiễm tại các cơ sở y tế, bảo đảm an toàn đối với cán bộ y tế, người tham gia phòng, chống dịch, người cao tuổi, người có bệnh lý nền, các đối tượng yếu thế.

c) Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải.

6. Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm việc hạn chế nhập cảnh; kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh; tất cả các trường hợp được nhập cảnh phải thực hiện cách ly theo quy định.

7. Các Bộ: Quốc phòng, Y tế, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan tiếp tục tổ chức tốt việc thực hiện cách ly, cải thiện điều kiện sinh hoạt tại các cơ sở cách ly tập trung.

8. Các Bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm an toàn tại các cơ sở và hoạt động thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý.

9. Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào dịch thuật tạo, Công Thương, Văn phòng Chính phủ chỉ đạo thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh, làm việc, học tập trực tuyến, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt và thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công, thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử và kinh tế số.

10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm hoặc có hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch, kể cả xử lý hình sự (nếu có).

11. Các Bộ, cơ quan liên quan, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, trong đó:

a) Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan tập trung, khẩn trương thúc đẩy việc ký kết các hợp đồng xuất khẩu với các nước EVFTA; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết, hàng hóa, nhất là các hàng hóa có lợi thế và tiềm năng xuất khẩu để triển khai ngay sau khi các nước dỡ bỏ phong tỏa, mở cửa trở lại.

b) Tiếp tục rà soát, bảo đảm nguồn cung và vận chuyển, cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, xuất khẩu.

c) Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, có các biện pháp kích cầu, đẩy mạnh tiêu dùng, nhất là thương mại điện tử, hệ thống bán lẻ, đảm bảo đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống; dần từng bước mở lại du lịch nội địa.

d) Chủ động nghiên cứu, xây dựng phương án khởi động lại các hoạt động kinh tế - xã hội, đảm bảo nguyên tắc an toàn phòng, chống dịch.

12. Các Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp bảo đảm an sinh xã hội theo đúng Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 đảm bảo kịp thời, công khai, minh bạch, đúng đối tượng.

13. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phối hợp với chính quyền các cấp tăng cường vận động nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống dịch.

14. Yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm Chỉ thị này.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm "gái bán hoa" và khái niệm "mama boy" khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn

Có thể nói, hôn nhân là một vấn đề vô cùng phức tạp và có rất nhiều phương diện. Mỗi gia đình sẽ trải qua những hoàn cảnh khác nhau và mỗi bà vợ sẽ đối diện với ông chồng cùng mẹ chồng trong những vấn đề khác nhau. Chủ đề về “mama boy" có thể sẽ là điều khiến các bà mẹ chồng phật lòng nhưng đó lại là tiếng lòng của những cô con dâu.

Đầu năm nay, đài Abema TV của Nhật Bản đã nhận được một cuộc gọi từ một người phụ nữ làm “gái bán hoa", cô nói rằng gần đây mình có gặp vị khách vô cùng kỳ lạ. Đó là một người đàn ông khoảng 30 tuổi và đi cùng mẹ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 1.

Mọi chuyện bắt đầu kỳ lạ hơn khi mẹ người đàn ông này đã chủ động nói với người phụ nữ kia: "Cô có thể giúp con trai tôi tự tin hơn một chút không? Con trai tôi sẽ làm hài lòng cô" . Người phụ nữ hành nghề bao năm cũng không bất ngờ bằng chuyện việc giao dịch này lại để người mẹ đứng ra dàn xếp.

Tưởng đâu mọi thứ chỉ dừng ở đó, nhưng không phải, sau khi con trai tiến hành giao dịch, người mẹ đã đến cổ vũ con trai trong toàn bộ quá trình “mây mưa”. Người con trai cũng đáp lại mẹ mình vào một thời điểm quan trọng: "Con thoải mái lắm mẹ ạ".

Đối với người phụ nữ kia, đêm ấy thật sự quá dài. Sau khi đứa con trai lớn xác hoàn thành xong giao dịch và đạt được sự thỏa mãn của mình, người mẹ đã ôm chầm lấy con và khóc: "Con đã cố gắng rồi" và sau đó trả một khoản tiền hàng trăm ngàn yên cho người phụ nữ kia, bà còn gọi cô là ân nhân của con trai mình.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 2.

Nauta, 33 tuổi, người vẫn có thói quen tắm cùng mẹ.

Câu chuyện trên không chỉ khiến cho 30.000 cô gái bán hoa ở Nhật Bản kinh ngạc mà còn khiến những người xuất hiện trong chương trình cũng “đứng hình". Họ nghĩ rằng, trường hợp như người đàn ông trên là đặc biệt, nhưng không phải, nhóm chương trình đã tìm được một người đàn ông khác tên Nauta, 33 tuổi, người vẫn có thói quen tắm cùng mẹ.

Dù Nauta là người đàn ông trưởng thành, có một sự phát triển hoàn thiện về mặt sinh lý thể chất nhưng đối với anh tâm hồn của mình vẫn chưa phát triển đầy đủ. Nauta cảm thấy tắm với mẹ mỗi tuần một lần không có gì là sai. Anh nói: "Không phải lúc tắm thì sẽ dễ trò chuyện hơn sao? Tôi thì nghĩ như vậy đấy".

Được biết, Nauta không những phụ thuộc mẹ về mặt tinh thần mà anh ta còn phụ thuộc vào cả tài chính. Mặc dù Nauta đã tốt nghiệp Đại học Tokyo nhưng anh ta vẫn đang có cuộc sống vô cùng bấp bênh, vẫn làm việc bán thời gian và dạy kèm để tiền trang trải sinh hoạt. Thu nhập hàng tháng của Nauta là 70.000 Yên (khoảng 15,2 triệu đồng).

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 3.

Tại Nhật Bản, ngay cả sinh viên tốt nghiệp từ các trường Đại học bình thường cũng hiếm khi có thu nhập trung bình hàng tháng dưới 200.000 Yên (hơn 43 triệu đồng). Vì vậy thu nhập của Nauta được cho là có một lực cản nghiêm trọng trong quá trình xây dựng sự nghiệp, với thu nhập này Nauta còn không thể thuê nhà ở Tokyo.

Thế nhưng điều này không thành vấn đề, Nauta vẫn có thể nhận được 20.000 Yên (khoảng 4,3 triệu đồng) dịch thuật mỗi tháng tiền tiêu vặt từ mẹ và đủ để trang trải các chi phí hàng ngày như mua quần áo và cắt tóc. Anh thừa nhận rằng, anh có thể cảm nhận được sự thống trị của mẹ mình, ngay cả khi mẹ mua bất cứ màu gì cũng không dám can thiệp, nhưng anh không muốn chống lại.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 4.

Con trai ngủ cùng mẹ.

Nauta ví gia đình mình như một tập thể, mỗi người có một vai trò riêng và anh ta có trách nhiệm là phải nghe lời mẹ. Nói theo một cách khác, việc nghe lời mẹ giống như một sự đóng góp về mặt tinh thần. Tất nhiên, nhóm chương trình khi thực hiện điều này không phải tập trung vào cuộc sống của Nauta mà điều họ muốn nói đến là hiện trạng “mama boy" ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội Nhật Bản.

Theo thống kê năm 2016 của công ty bảo hiểm Meiji Yasuda, so với bố mẹ của thế hệ thanh niên hiện tại ở Nhật Bản, số người không nổi loạn tăng từ 14% lên 42,6%, đồng thời sự thân mật giữa con trai trưởng thành và mẹ tăng lên đáng kể.

Trong một chương trình thực tế của đài NHK, nhóm phóng viên đã phỏng vấn ngẫu nhiên với nhiều thanh niên qua đường. Điều đáng nói, trong số 100 người tầm độ tuổi 20, thì có 83 người cho biết họ có mối quan hệ thân thiết với mẹ. Họ sẽ đi mua sắm với mẹ, xem phim thiếu niên và thậm chí để mẹ tự chọn quần áo cho mình.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 5.

Trong chương trình đặc biệt “Ở với mẹ như ở với người yêu" của đài Fuji TV, một thanh niên 17 tuổi chia sẻ: "Tôi đã cùng mẹ đi mua sắm, thỉnh thoảng được ngủ cùng mẹ" . Một số người nói rằng, họ chia sẻ mọi thứ những chuyện xảy ra trong ngày với mẹ, không phải nói qua loa mà rất chi tiết, chủ đề về tâm sinh lý hay tình yêu đều được thảo luận với mẹ. Có người còn đưa cả mẹ đến buổi họp lớp cùng các bạn.

Đây là thế hệ thanh niên được sinh ra trong thời Bình Thành, tuy nhiên hiện tượng “mama boy" này đối với những người trung niên thời đại Chiêu Hòa thì lại là vấn đề khác. Nhóm phóng viên của đài Fuji TV từng phỏng vấn một số người đàn ông độ tuổi từ 40 đến 50 tuổi, từng sống trong thời Chiêu Hòa cho biết, họ không có một bức ảnh chụp với mẹ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 6.

Một người chú 39 tuổi thừa nhận rằng lần cuối cùng anh chụp ảnh với mẹ là khi 6 tuổi.

Một người chú 39 tuổi thừa nhận rằng lần cuối cùng anh chụp ảnh với mẹ là khi 6 tuổi. Không ít người cho rằng, thời đó con trai và mẹ thường tránh tiếp xúc về mặt thể xác. Lý do tại sao lại như thế?

Ngay từ những năm 1990, xã hội Nhật Bản có một cuộc thảo luận lớn về “mama boy". Đối với thế hệ của họ, điều xấu hổ nhất chính là quá gần gũi với mẹ. Hiện tượng “mama boy" Nhật Bản bắt đầu xuất hiện vào những năm 1992 và kéo dài đến ngày nay.

Năm 1992, đài TBS Golden Tenth của Nhật Bản đã phát sóng bộ phim truyền hình, cho phép khái niệm “mama boy" bước vào trong suy nghĩ của công chúng Nhật Bản.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 7.

Bộ phim I loved you all the time được phát sóng năm 1992, đưa khái niệm "mama boy" đến với công chúng Nhật Bản.

Bộ phim kể về một người phụ nữ tên Miwa đã gặp và hẹn hò với Oiwa. Oiwa sau khi tốt nghiệp Đại học đã làm việc trong một ngân hàng nổi tiếng, có thể nói rằng đó là một sự tinh hoa trong xã hội. Cả hai yêu đương một thời gian, sự tận tình tuyệt vời của Oiwa đã làm động lòng Miwa và họ quyết định tiến tới hôn nhân.

Tuy nhiên, sau khi về sống chung, Miwa mới nhận ra được bộ mặt thật của Oiwa, đó là một “mama boy" chính hiệu. Bữa sáng của vợ nấu, Oiwa không hài lòng, bảo rằng cô hãy thay đổi và nấu giống như mẹ anh nấu. Mọi chuyện chưa dừng ở đó, cuộc sống hôn nhân trở nên căng thẳng hơn, khi sau giờ làm việc, Oiwa về nhà, tự nhốt mình trong phòng và chơi với những món quà mà mẹ tặng, bỏ lơ người vợ mới cưới.

Hình ảnh nam chính cưỡi ngựa gỗ mẹ tặng trong phim.

Dần dần, Miwa nhận ra mối quan hệ giữa chồng và mẹ chồng không bình thường. Khi vợ chồng cãi nhau, hành động đầu tiên của Oiwa là gọi về mách mẹ, sau đó sẽ nhõng nhẽo như một đứa trẻ. Anh thậm chí vẫn còn giữ lại đồ chơi bằng gỗ mà mẹ mua cho khi còn nhỏ. Trên thực tế, hành động kỳ lạ này của Oiwa khiến Miwa không thể chấp nhận.

Được biết, Oiwa lớn lên trong vòng tay người mẹ đơn thân. Sự trưởng thành của anh đều gắn liền với mẹ và đương nhiên chuyện hôn nhân cũng không ngoại lệ. Mẹ của Oiwa đã can thiệp vào chuyện của vợ chồng khiến mâu thuẫn ngày càng căng thẳng. Sau một thời gian, Miwa quyết định ly hôn. Tất nhiên, Oiwa ngay lập tức nói với mẹ và người mẹ thương con mù quáng đã gây áp lực và đe dọa con dâu cũ.

Câu chuyện người đàn ông 30 tuổi cùng mẹ tìm gái bán hoa và khái niệm mama boy khiến phụ nữ Nhật ám ảnh khi nghĩ đến chuyện kết hôn - Ảnh 9.

Sau đó, Oiwa nhận thấy mình còn rất yêu vợ nên đã năn nỉ cô cho cơ hội quay lại. Nhìn thấy sự chân thành của chồng, Miwa cũng xiêu lòng. Đến đây, khán giả tin rằng họ sẽ có một kết thúc có hậu nhưng không phải. Sau khi biết con trai xử sự không đúng ý, người mẹ đã nói rằng Miwa không tốt như anh nghĩ, chỉ có mẹ là người yêu anh ta vô điều kiện. Lại một lần nữa, Oiwa trở về sự kiểm soát của mẹ.

Sau khi bộ phim kết thúc đã trở thành đề tài thảo luận sôi nổi đối với công chúng Nhật Bản. Từ lúc này trở đi, khái niệm “mama boy" bắt đầu được mọi người quan tâm chú ý. Năm đó, “mama boy" đã trở thành từ thông dụng của năm và hàng ngàn cô gái đã không khỏi ám ảnh mỗi khi nghĩ đến việc kết hôn với “mama boy".

Ngày nay, đã hơn 25 năm trôi qua, hình ảnh “mama boy" của Oiwa đã phai mờ từ lâu nhưng sự chỉ trích về “mama boy" trong xã hội Nhật Bản không biến mất. Một số người phụ nữ đã phải thốt lên: “Khi sống cùng nhau, anh ấy luôn nói về sở thích của mẹ mình khiến tôi rất khó chịu".

Thậm chí, trên một diễn đàn tình yêu ở Nhật Bản, một số phụ nữ đã tóm gọn những loại bạn trai mà họ không thể chịu nổi đó là: Nhắn tin với mẹ, mua đồ lót cho mẹ, chuyện gì cũng nói với mẹ, ưu tiên việc hẹn hò với mẹ.

(Nguồn: 163)

Shipper bị "bom" 5 cốc trà sữa, câu nói khi được mua ủng hộ khiến nhiều người xót xa

"Sáng nay mới được nới lỏng giãn cách xã hội, đang hớn hở mở tiệm làm lại, thì anh Grab giao hàng vô tiệm mình hỏi: "Chị ơi nhà chị có ai tên Đạt không?". Mình mới hỏi "Có gì không anh? nhà em không ai tên đó hết". Anh kêu khách đặt trà sữa ship tới địa chỉ này.

Mình coi thì đúng là địa chỉ nhà mình mới kêu anh gọi thử xem có khi ở gần đây nó nhảy sai địa chỉ. Anh Grab đứng gọi mãi lúc đầu, nó tắt máy sau chặn số luôn. Mình với bé em mình mới kêu anh đưa số đây em gọi cho. Có đổ chuông nhưng nó tắt máy, lấy 2,3 số gọi nó đều tắt máy.

Lúc này anh Grab xác định là bị ‘bom’. Thấy mặt anh buồn tội gì đâu mình mới hỏi trà sữa bao nhiêu tiền, thôi em lấy giùm anh 3 ly vì lúc đó có hai chị em với chị khách mình nữa là 3 người. Anh nói 5 ly 110 nghìn, lấy 3 ly đưa em 65 nghìn thôi.

Mình đưa 100k thì thấy anh lục hết túi rồi quay ra nói với mình: "Em không có đủ tiền thối, còn có 20 nghìn nãy tiền em lấy mua trà sữa hết rồi." dịch thuật Nhìn mặt anh lúc này buồn lắm, anh cúi đầu không dám nhìn mình.

Nghe câu đó mình suýt khóc luôn, vì thực sự nhìn anh rất tội. Mình mới kêu, thôi anh đưa em hết 5 ly luôn đi rồi quay vô tiệm lấy tiền. Anh lật đật lấy trà sữa mang vô tiệm cho mình còn cứ "em cảm ơn chị". Nhìn ảnh cũng lớn tuổi hơn mình nhiều nhưng cứ 1 câu em cảm ơn, 2 câu em cảm ơn.

Có 110 nghìn còn bom người ta thế này, ý thức của các bạn ở đâu vậy? Nếu hôm nay mình không lấy giùm thì anh biết làm gì với 5 ly trà sữa đó?

Số tiền ấy có lẽ không lớn với các bạn và các bạn coi bom hàng là một thú vui. Đặt vào vị trí người ta cũng chỉ đi làm kiếm miếng cơm nuôi gia đình giữa thời điểm dịch bệnh như vậy thì các bạn thật sự rất quá đáng. Nếu đây là người thân liệu các bạn có làm thế không?".

Bị bom 5 cốc trà sữa, câu nói của shipper khi được mua ủng hộ khiến nhiều người thêm phẫn nộ - Ảnh 1.
Bị bom 5 cốc trà sữa, câu nói của shipper khi được mua ủng hộ khiến nhiều người thêm phẫn nộ - Ảnh 2.

Hình ảnh shipper bị "bom hàng".

Trên đây là một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội và đang nhận nhiều sự quan tâm của số đông. Theo dõi bài viết, nhiều người không khỏi búc xúc khi đọc tới lời tâm sự của anh shipper.

Một số người đang lấy việc đặt hàng rồi "bùng" làm trò vui tiêu khiển vô cùng thiếu ý thức của mình. Trò vui độc ác của họ đang gây ra nhiều tổn hại đối với các shipper. Với ai đó 100 nghìn chỉ là khoản tiền nhỏ nhưng với các shipper thì đó là tiền công đi làm một ngày của họ, thậm chí là vài ngày nếu như không có đơn hàng nào.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại "cục u", Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao

Ai cũng biết làm phim là nghề vô cùng cực khổ, biết bao chuyện dở khóc dở cười xảy ra ở hậu trường của một đoàn làm phim. Không ít diễn viên vì để có được những thước phim chân thực nhất mà liều mình đến mức bị thương. Khi những sự việc này được chia sẻ trên mạng, nhiều người hâm mộ không khỏi rùng mình.

1. Trúc Anh ngã ra đường khi xe đang chạy

Sau gần nửa năm kể từ khi phim Mắt Biếc công chiếu, một clip hậu trường bất ngờ được chia sẻ vào 13/4. Khi được thầy Ngạn ( Trần Nghĩa ) đèo bằng xe đạp chạy song song với Dũng ( Trần Phong ), Hà Lan (Trúc Anh) đã bị chao đảo và ngã xuống đường. Sự cố khiến những người trong ekip vô cùng lo lắng nhưng may là Trúc Anh không bị thương nghiêm trọng.

Trúc Anh (Hà Lan) bị tai nạn khi đang quay Mắt Biếc

2. Lý Hải bị gãy xương khi quay cảnh hành động

Liều mình diễn không có cascadeur, Lý Hải đã bị ngã xe máy trong một phân đoạn của bộ phim Lật Mặt 2 . Anh cùng bạn diễn ra xuống đường và suýt va chạm với xe tải phía trước. Sau tai nạn, Lý Hải bị rạn xương sườn số 5 và số 6 cùng nhiều vết trầy xước trên người.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 2.

Lý Hải nhăn mặt vì đau đớn hậu sự cố

3. Thành Long bị ngã nứt hộp sọ

Thành Long luôn tự mình thực hiện các pha hành động nguy hiểm mà không cần diễn viên đóng thế, nhưng anh thú nhận cảnh quay trong Long Huynh Hổ Đệ đã suýt nữa giết chết anh. Khi đang nhảy từ một tòa nhà sang ngọn cây, Thành Long đã mất đà và ngã xuống đất từ độ cao 7m. Nam diễn viên bị nứt hộp sọ và được cấp cứu ngay lập tức.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 3.

4. Vu Mông Lung gãy xương vì hạ cánh không an toàn

Trong một phân cảnh hậu trường của Thái Tử Phi Thăng Chức Kí , để có thể quay cảnh bay trên không trung, Vu Mông Lung phải treo mình trên dây cáp cao 10 mét. Thế nhưng cảnh tiếp đất của Vu Mông Lung gặp phải sự cố, nam diễn viên cơ thể đập mạnh xuống đất dẫn đến gãy xương.

Cái tiếp đất không nhẹ nhàng của Vũ Mông Lung

5. Huỳnh Hiểu Minh khâu hơn 20 mũi vì sự cố dây cáp

Khi đang quay cảnh bay trong phim Bạch Phát Ma Nữ , dây cáp đỡ Huỳnh Hiểu Minh bị lệch khỏi đường ray nên nam diễn viên đã trực tiếp rơi thẳng xuống đất. Huỳnh Hiểu Minh được chẩn đoán gãy hai ngón chân trái, tay trái và đầu gối phải bị thương nặng.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 5.

Vết thương đáng sợ trên chân Huỳnh Hiểu Minh

6. Triệu Lệ Dĩnh bị thương cột sống vì ngã ngựa

Các fan đều biết Triệu Lệ Dĩnh bị đau nhức lưng mãn tính, điều này bắt nguồn từ một sự cố phim trường. Ở một cảnh quay của Cung Tỏa Trầm Hương , Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bị hất từ trên lưng ngựa xuống đất và bất tỉnh. Vết thương để lại một cục u khá xấu xí trên cột sống của cô.

Cảnh ngã ngựa đau đớn của Triệu Lệ Dĩnh

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 7.

Tai nạn nhớ đời để lại cục u trên lưng diễn viên

7. Kang Dong Won bị thủy tinh găm vào cổ

Kang Dong Won từng bị thương nặng dịch thuật trong bom tấn điện ảnh Master đóng cùng Lee Byung Hun Kim Woo Bin . Anh cho biết: “Đã có những mảnh thủy tinh găm vào cổ tôi, tôi đã phải lấy chúng ta và khâu lại”. Nam diễn viên còn phải tự tay gắp thủy tinh trong người ra vì không có ai giúp đỡ.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 8.

8. Lee Seung Gi suýt bị mù sau cảnh đấu dao

Khi đang quay You’re All Surrounded , Lee Seung Gi bị một con dao giả đạo cụ đâm vào mắt trong một cảnh hành động. Con dao đã khiến nam diễn viên bị tổn thương giác mạc và chảy máu mắt. Vì quá đau đớn, anh đã được đưa tới bệnh viện ngay lập tức, dẫn đến việc quay phim bị ngưng lại.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 9.

9. Yoo Ah In gặp tai nạn suýt mất mạng

Veteran là bộ phim "để đời" của Yoo Ah In, nhưng cũng khiến anh phải đổ máu theo đúng nghĩa đen trên phim trường. Trong một cảnh đua xe, kính chắn gió của xe mô tô văng ra, đâm vào cằm dưới của nam diễn viên. Vết thương sâu đến mức làm nhân viên hậu trường có thể nhìn thấy răng anh. Nếu sơ sẩy một chút, kính chắn gió có thể đâm vào cổ gây thương tích nghiêm trọng cho Yoo Ah In.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 10.

10. Eric Han Ji Min nhập viện sau tai nạn ô tô

Trưởng nhóm Shinhwa cùng nữ diễn viên xinh đẹp Han Ji Min đã từng đóng chung bộ phim Wolf. Tuy nhiên, phim đã ngừng sản xuất chỉ sau 3 tập. Lý do là bởi cả 2 diễn viên gặp tai nạn kinh hoàng trên phim trường, khiến xe ô tô của họ bị lật. Cặp đôi được đưa vào bệnh viện kịp thời nhưng không đủ sức khỏe để hoàn thành bộ phim.

10 sự cố phim trường gây thót tim của sao Châu Á: Triệu Lệ Dĩnh ngã ngựa đến mức để lại cục u, Lee Seung Gi suýt nữa mù mắt vì sao - Ảnh 11.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ?

Hải quân Nga vừa "cắn răng" đình chỉ hai chương trình tàu chiến lớn của họ. Theo nhà phân tích David Axe trên tạp chí National Interest, điều này không mấy ngạc nhiên. Kremlin đã vật lộn để trang trải ngân sách cho công tác đóng tàu ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 khiến giá dầu rớt xuống dưới 0 USD trong những ngày gần đây.

Cụ thể, theo hãng thông tấn TASS, Bộ Quốc phòng Nga đã đình chỉ chương trình phát triển tàu khu trục hạt nhân đề án 23560 và khinh hạm đề án 22350M.

Hai dự án này đại diện cho những nỗ lực lớn của hải quân Nga nhằm hiện đại hóa lực lượng tàu tuần dương và tàu khu trục viễn dương. Quyết định đình chỉ chúng đã đẩy Hải quân Nga đến gần hơn với viễn cảnh trở thành lực lượng hải quân nước lục (hoạt động ở vùng ven bờ), sau những tác động cộng dồn trong nhiều thập kỷ qua.

Nhà phân tích David Axe cho hay, vấn đề với Nga luôn luôn là "tài chính". Nga thường phân bổ khoảng 70 tỷ USD hàng năm cho lực lượng vũ trang, chỉ bằng 1/10 ngân sách của quân đội Mỹ. Với mức chi tiêu ấy, Moscow không đủ khả năng trang trải để duy trì lực lượng hải quân viễn dương giống như Washington.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 1.

Mô hình tàu khu trục lớp Lider đề án 23560. Ảnh: Wiki

Tàu khu trục đề án 23560 có lượng giãn nước hơn 10.000 tấn, kích cỡ tương tự như tàu khu trục Zumwalt và tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Mỹ, cũng như tàu khu trục Type 055 của hải quân Trung Quốc.

Tuy nhiên, nếu như các loại tàu chiến trên của Mỹ và Trung Quốc sử dụng động cơ đẩy thông thường, thì tàu đề án 23560 của Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân. Đáng lưu ý, 2 tàu tuần dương lớp Kirov (có từ thời Chiến tranh Lạnh) của Nga cũng sử dụng động cơ đẩy hạt nhân.

Trong trang bị của hải quân Nga, những tàu khu trục này sẽ đóng vai trò như kỳ hạm của nhóm các tàu mặt nước vũ trang tên lửa. Vai trò chính của chúng là kiểm soát các vùng biển nhằm bảo vệ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga và phòng thủ trước các tàu sân bay của Mỹ.

Đề án 23560 bị đình chỉ trong lúc tuổi thọ phục vụ của các tàu Kirov đang cạn dần. Theo ông Axe, dự đoán trong tương lai gần, hạm đội Nga sẽ phải dựa vào các tàu chiến có kích cỡ nhỏ hơn để hoàn thành vai trò vừa được đề cập ở trên, hoặc họ sẽ phải viết lại học thuyết của mình.

Bi kịch cho hải quân Nga, ngoài đề án 23560, Kremlin còn đình chỉ dự án phát triển một khinh hạm cỡ lớn, có thể hoạt động thay thế cho tàu tuần dương mới. Đề án 22350M là bước phát triển mới của đề án 22350.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 2.

Thủ tướng Nga Vladimir Putin ngắm mô hình khinh hạm Admiral Gorshkov đề án 22350 trong lễ đặt ky hai khinh hạm tương lai Admiral Amelko và Admiral Chichagov năm 2019. Ảnh: Sputnik

Khinh hạm Admiral Gorshkov, thuộc đề án 22350, đã được đưa vào biên chế hải quân Nga. Một dịch thuật số tàu khác thuộc đề án này đang trong quá trình thử nghiệm. Mỗi tàu được trang bị tới 72 ống phóng tên lửa thẳng đứng.

Các tàu đề án 22350 có kích cỡ gần bằng một nửa tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ, chỉ có điều vũ trang ít hơn một chút.

Các tàu đề án 22350M sẽ có kích cỡ lớn hơn đề án 22350, đồng thời bổ sung thêm 48 ống phóng tên lửa, cho phép chúng có hỏa lực tương xứng với tàu tuần dương cỡ lớn, mặc dù thua kém về độ bền và khả năng sống sốt.

Hai bi kịch lớn dồn dập đổ lên Hải quân Nga: Giấc mộng vùng vẫy đại dương tan vỡ? - Ảnh 4.

Đồ họa khinh hạm đề án 22350M. Ảnh: mil.today/

Sau khi đình chỉ hai đề án tàu tuần dương và khinh hạm mới, Hải quân Mỹ hiện chỉ còn một số chương trình tàu hộ tống, khinh hạm cỡ nhỏ và tàu ngầm. Khi những con tàu từ thời Chiến tranh Lạnh, như tàu sân bay Admiral Kuznetsov, hết tuổi thọ hoạt động, thành phần của Hải quân Nga sẽ chỉ còn những chiếc tàu mới.

Theo ông Axe, các tàu ngầm của họ vẫn sẽ đủ khả năng triển khai toàn cầu nhưng hạm đội tàu mặt nước, do bị co nhỏ quy mô, sẽ thiếu khả năng thực hiện các chuyến hành trình dài. Thay vào đó, chúng sẽ chỉ hoạt động gần cảng nhà, đảm nhiệm vai trò chủ yếu là phòng thủ và thi thoảng phóng tên lửa hành trình vào những mục tiêu ở xa.